bởi quản trị viên | Ngày đăng: 21-10-2020
KTT - Sinh viên lớp Truyền thông Văn hóa 8.1 tổ chức các chuyến đi trải nghiệm thực tế phục vụ cho học phần Di sản văn hóa Việt Nam trong học kỳ I (2020-2021).
Sinh viên truyền thông tại đền tưởng niệm tại Khu di tích Tà Thiết- Bình Phước
Trường Đại học Văn Hóa TP.HCM luôn áp dụng rất nhiều phương pháp khác nhau cho việc giảng dạy và học tập. Không chỉ học từ sách vở, tài liệu, bài giảng, mà các sinh viên còn được trải nghiệm môn học qua những tiết thực hành hay những chuyến đi thực tế. Điều đó tạo nên sự hấp dẫn và thú vị cho những học phần của chương trình đào tạo.
Đối với các bạn sinh viên chuyên ngành Truyền thông văn hoá, năm nhất và năm hai tuy phần đa của chương trình khung là các môn đại cương và cơ sở ngành, nặng về kiến thức, nhưng giảng viên vẫn luôn áp dụng các bài tập thực hành vào môn học để tạo nên sự đổi mới cũng như giúp những môn học không còn quá khô khan.
Với mục đích giúp sinh viên có thể vận dụng hiệu quả những kiến thức lý thuyết sâu hơn vào chuyên ngành, giảng viên đã tạo nhiều cơ hội hơn cho các bạn sinh viên khi được tiếp xúc với những buổi học ngoại khóa hay những chuyến đi thực tế. Từ đó, giúp các bạn sinh viên có thể thực hành những kỹ năng như: dựng một clip/phim ngắn, học cách chụp hình, học viết báo, hay tổ chức một chương trình theo các quy mô lớn nhỏ,… thông qua các học phần như: Nghệ thuật học Đại cương, Văn hóa học đại cương, Di sản văn hóa,…
Điều đặc biệt ở một số môn học cơ sở ngành là việc các giảng viên luôn tạo điều kiện cho các sinh viên có được sự hiểu biết sâu hơn và mang tính tự tìm tòi hơn thông qua việc cho phép sinh viên được đi thực tế ở các địa điểm tự do khác nhau với đề tài mà các giảng viên giao cho trước đó. Từ những chuyến đi thực tế này, các bạn sinh viên được bổ sung thêm kiến thức về các kỹ năng như: lên kịch bản trước khi thực hiện; kỹ năng làm quen với các công cụ công nghệ hiện đại như máy tính, máy ảnh, máy quay… hay kỹ năng sáng tạo, lên ý tưởng, làm việc nhóm.
Cùng theo chân lớp Truyền thông văn hóa 8.1 để xem một chuyến đi thực tế thú vị và vui như thế nào nhé!
Nằm trong học phần Di sản văn hoá, những chuyến đi thực tế là một phần không thể thiếu trong học phần này. Sau khi tìm hiểu những kỹ năng, kiến thức thông qua sách vở, các bạn sinh viên lớp Truyền thông văn hóa 8.1 đã được thầy Nguyễn Đức Tuấn tạo điều kiện và phân chia các nhóm thực hiện chuyến đi khảo sát thực tế. Các bạn sinh viên được tự do chọn đề tài và hình thức thể hiện tự do, sáng tạo và chất lượng tốt nhất. Chợ nổi Cái Răng-Cần Thơ, làng chiếu ở Long An, kiến trúc chùa Bà Thiên Hậu… là những đề tài vô cùng phong phú đã được các bạn sinh viên lựa chọn tìm hiểu.
Xuất phát vào ngày 17/10/2020 sinh viên có từ một đến hai ngày để tìm hiểu và thực hiện ở những địa điểm mình chọn. Từ đó, các bạn sinh viên còn được gặp gỡ trò chuyện với những con người gắn bó với địa danh hay vùng đất đó, lắng nghe những câu chuyện về lịch sử hình thành của từng địa điểm đó cũng là một trong những kỷ niệm đáng nhớ.
Và còn chờ gì nữa hãy cùng xem qua các hình ảnh trong một ngày học thực tế này nhé!
Sinh viên truyền thông cũng có cơ hội được chụp hình giao lưu với các cô , chú hướng dẫn tại khu di tích
Sinh viên truyền thông lớp 8.1 thực tế tại khu di tích Sóc BomBo
Sinh viên Truyền thông văn hóa 8.1 trong tà áo dài trắng tại chùa Thiên Hậu vào buổi đi thực tế
Sinh viên Truyền thông văn hóa 8.1 tại chùa Vĩnh Tràng- Tiền Giang
Ngoài những địa điểm tìm hiểu ở đề tài, các nhóm còn dành thời gian vui chơi giải trí ở những địa điểm du lịch đậm chất vùng miền cũng chính là một trải nghiệm mới mẻ mà quá trình thực tế mang lại
Truyền thông Văn hóa 8.1