CHUYÊN NGÀNH TRUYỀN THÔNG VĂN HOÁ - ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

bởi quản trị viên | Ngày đăng: 28-10-2019

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, lĩnh vực truyền thông văn hóa cũng phát triển vươn lên như một điều tất yếu trong cuộc sống hiện tại. Mặc nhiên trở thành một nghề, được các bạn trẻ hiện nay quan tâm. Theo đó, (khoa truyền thông văn hóa học gì? Ra trường làm gì?) là câu hỏi đặc biệt quan tâm và đối với những ai đặc biệt quan tâm đến ngành này, nghề này.


Ngành Truyền thông Văn hóa là gì?

Truyền thông văn hóa là ngành học tập trung vào việc nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa truyền thông văn hóa. Nhấn mạnh, nền tảng văn hóa trong truyền thông dưới các hình thức khác nhau. Chương trình chú trọng phát triển vào khung lý thuyết và thực tiễn của vai trò truyền thông trong việc truyền đạt và sáng tạo văn hóa, khám phá các phương tiện truyền thông đại chúng, sự phát triển của kỹ thuật truyền thông, cũng như các phương tiện truyền thông mới.

Ngành Truyền thông Văn hóa học những gì?

Năm 1 và năm 2 và khung chương trình học

Sinh viên khoa truyền thông được trang bị những kiến thức nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lenin; tư tưởng HCM; và ngành khoa học xã hội và nhân văn.

Năm 3 và khung chương trình học

Sinh viên năm ba học Chuyên ngành Truyền thông được giới thiệu Hệ thống cốt lõi của Truyền thông và Văn hóa. Như các lý thuyết về văn hóa và lý thuyết truyền thông; lịch sử ngành văn hóa học và ngành truyền thông; công nghệ và tương lai ngành truyền thông. Thông qua việc khai thác, phân tích nội dung truyền thông (phim ảnh, chương trình truyền hình, sách báo,…). Để thấy được sự tác động của truyền thông đến xã  hội và vai trò của truyền thông trong đời sống văn hóa.

Năm tư và khung chương trình học

Sinh viên khoa truyền thông được cung cấp các kỹ năng và phương pháp tổng hợp, phân tích, phản biện các hoạt động và sản phẩm của truyền thông, phương pháp hình thành các ý tưởng sáng tạo, chương trình truyền thông.

Sinh viên khoa truyền thông ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp, tùy vào chuyên ngành truyền thông  văn hóa mà cử nhân có thể làm việc ở nhiều cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh. Với các công việc như:

  • Quản lý, biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách ( tại các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản)/.
  • Biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, phim ảnh, xử lý âm thanh, thiết kế nội dung truyền hình ( tại các công ty truyền hình, hãng sản xuất phim)
  • Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, giáo dục đại học hoặc trung cấp chuyên nghiệp có liên quan đến ngành.
  • Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao du lịch, thông tin truyền thông.
  • Các doanh nghiệp truyền thông như: công ty quảng cáo, công ty tổ chức sự kiện, công ty nghiên cứu thị trường, phòng Pr và quảng cáo cho các doanh nghiệp sản xuất.

Học tại khoa truyền thông có tốt không?

Truyền thông đã trở thành một phần không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Không chỉ các công ty truyền thông, quảng cáo, tòa soạn, đài truyền hình mà rất nhiều doanh nghiệp khác sẵn sàng đưa ra mức lương phù hợp với những chuyên gia giỏi.

Học tại khoa truyền thông sinh viên có thể nắm bắt nhiều cơ hội về nghề nghiệp này. Ngoài việc giỏi về chuyên môn, phát huy sáng tạo thì tại trường ĐH Văn Hóa- một ngôi trường đại học uy tín đào tạo về truyền thông.

Sinh viên được nâng cao về kỹ năng Tiếng Anh, trang bị được kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm. Thông quan những chương trình, tọa đàm với những chuyên gia trong những lĩnh vực truyền thông.

Sinh viên khoa truyền thông còn được giới thiệu thực tập tại các tòa soạn, doanh nghiệp, đài truyền hình,… uy tín. Để các cử nhân tự tin khẳng định bản thân trong thời đại hiện nay.

Với những thông tin vừa cung cấp về mà mọi  thắc mắc khoa truyền thông học gì, làm gì khi ra trường. Thì chắc chắn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành học truyền thông và khoa truyền thông ở trường ĐH Văn Hóa TPHCM.

Nếu có thắc mắc thêm về thông tin của khoa truyền thông thì bạn có thể liên hệ với hộp tin nhắn của khoa.

 

Tin và ảnh: Tập thể lớp Truyền thông Văn hoá 6
BBT Website - K.P