bởi quản trị viên | Ngày đăng: 01-07-2019
Truyền thông văn hóa là một ngành khá mới mẻ nhưng ngay từ cái tên đã cho thấy sự hấp dẫn của nó, hứa hẹn một chuyên ngành mở rộng trong tương lai.
Hiện nay, phía Nam chỉ có trường Đại học Văn Hóa Tp.HCM là có đào tạo ngành này. Tuy mới đưa vào tuyển sinh năm đầu tiên (năm 2011), nhưng chỉ tiêu tuyển sinh của trường không cần phải cần xét nguyện vọng 2. Điều đó cho thấy sự quan tâm của học sinh về ngành học khá mới mẻ này. Đây cũng là xu thế chọn ngành để tuyển sinh đối với các trường Đại học, Cao đẳng trong thời gian tới – xu hướng tuyển sinh ngành độc, mới lạ, có thể “lấn” sang làm việc tại các ngành khác nhau sau khi ra trường nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu rất lớn từ phía xã hội.
Mục tiêu của chuyên ngành Truyền thông văn hóa (Media and Cultural) là đào tạo cử nhân khoa học Văn hóa chuyên ngành Truyền thông và Văn hóa có phẩm chất và thái độ nghề nghiệp đúng đắn, có kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, quản lý, tổ chức hoạt động truyền thông trên nền tảng văn hóa.
Sinh viên chuyên ngành Truyền thông và Văn hóa sau khi ra trường:
- Có kiến thức về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành Truyền thông và Văn hóa.
- Có kiến thức nền tảng về văn hóa học và văn hóa Việt Nam; về khoa học truyền thông; về mối liên hệ tương tác giữa truyền thông và văn hóa.
- Nắm vững đường lối, chính sách, pháp luật nhà nước về lĩnh vực văn hóa và truyền thông.
- Nắm vững phương pháp luận khoa học và hệ phương pháp nghiên cứu các lĩnh vực văn hóa, thông tin và truyền thông.
- Nắm vững lý thuyết chuyên sâu trong việc quản lý, tổ chức các hoạt động truyền thông trên nền tảng văn hóa.
Cử nhân Truyền thông và Văn hóa có thể đảm nhiệm các vị trí sau:
- Chuyên viên phòng/ban chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp ngành Văn hóa, Thông tin – Truyền thông và các ngành có liên quan.
- Chuyên viên quản trị của các công ty truyền thông hoặc hoạt động truyền thông của các công ty khác.
- Chuyên viên tác nghiệp như tổ chức sự kiện, PR, quảng cáo, marketing,… của các cơ quan, doanh nghiệp truyền thông.
- Chuyên viên nghiên cứu ở các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa xã hội.
•Nơi làm việc sau khi ra trường:
- Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch, thông tin truyền thông.
- Cơ quan thông tấn.
- Các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực truyền thông và văn hóa.
- Các doanh nghiệp truyền thông như: công ty quảng cáo, công ty tổ chức sự kiện, công ty nghiên cứu thị trường, phòng PR và quảng cáo của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc mọi ngành nghề,…