BẠN HỎI - KHOA TRẢ LỜI

bởi quản trị viên | Ngày đăng: 11-04-2018

Những thắc mắc của các bạn thí sinh sẽ được Khoa Truyền thông giải đáp, các bạn có thể theo dõi để hiểu rõ hơn về những thông tin tuyển sinh của nhà trường cũng như những thắc mắc về đăng ký xét tuyển Đại học năm 2018 tại Trường Đại học Văn hóa TP.HCM - Chuyên ngành Truyền thông Văn hóa.


1. Hỏi: Nhà trường cho em hỏi em muốn học văn hoá học truyền thông và muốn xét theo diện học bạ thì phải làm sao ạ?

zardsmelody@gmail.com

Trả lời

- Tên chuyên ngành là Truyền thông Văn hóa nhé. 

- Hình thức xét theo học bạ: 

- Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 02/4/2018 đến hết ngày 30/11/2018, được chia làm các đợt xét tuyển cho đến hết chỉ tiêu.

Đợt 1: từ ngày 02/4/2018 đến ngày 12/8/2018 (các thí sinh tốt nghiệp từ năm 2017 trở về trước nộp hồ sơ xét tuyển từ ngày 01/04/2018, các thí sinh tốt nghiệp năm 2018 nộp hồ sơ xét tuyển từ ngày 01/6/2018).

Đợt 2 (nếu còn chỉ tiêu): từ ngày 13/8/2018 đến ngày 22/8/2018.

Đợt 3 (nếu còn chỉ tiêu): từ ngày 23/8/2018 đến ngày 01/9/2018.

Đợt 4 (nếu còn chỉ tiêu): từ ngày 03/9/2018 đến ngày 12/9/2018.

Đợt 5 (nếu còn chỉ tiêu): từ ngày 13/9/2018 đến ngày 22/9/2018.

Đợt 6 (nếu còn chỉ tiêu): từ ngày 24/9/2018 đến ngày 03/10/2018.

Đợt 7 (nếu còn chỉ tiêu): từ ngày 04/10/2018 đến ngày 13/10/2018.

- Các hình thức nhận hồ sơ xét tuyển:

+ Nhận hồ sơ chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển phát ưu tiên qua đường bưu điện (tính thời hạn theo dấu bưu điện).

+ Nhận hồ sơ trực tiếp tại Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, số 51 đường Quốc Hương, phường Thảo Điền, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

- Tiêu chí xét tuyển: thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

Xác định điểm xét tuyển: ĐXT = M1 + M2 + M3 + MUTKV + MUTĐT

Trong đó:

ĐXT: Điểm xét tuyển

M1: ĐTK môn học thứ nhất bậc THPT

M2: ĐTK môn học thứ hai bậc THPT hoặc hoặc điểm thi tuyển sinh môn Năng khiếu

M3: ĐTK môn học thứ ba bậc THPT hoặc điểm thi tuyển sinh môn Năng khiếu

MUTKV: Điểm ưu tiên khu vực

MUTĐT: Điểm ưu tiên đối tượng

+ Chính sách ưu tiên khu vực và đối tượng tuyển sinh được thực hiện theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Nguyên tắc xét tuyển: lấy điểm xét tuyển từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu.

- Hồ sơ xét tuyển:

+ Đơn đăng ký xét tuyển: Phiếu số 1 (1 bản), Phiếu số 2 (2 bản)

+ Học bạ THPT (bản sao có chứng thực);

+ Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (bản sao có chứng thực);

+ Chứng minh thư nhân dân (bản sao có chứng thực);

+ Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có);

+ Phong bì dán sẵn tem và ghi đầy đủ địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh để Trường thông báo kết quả xét tuyển;

 

2. Hỏi: Dạ em là học sinh trường Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai - Sóc Trăng hiện đang có nguyện vọng muốn học vào khoa truyền thông ngành truyền thông văn hóa (tổ hợp xét tuyển D14) em muốn hỏi về chỉ tiêu xét tuyển của trường và điều kiện để xét tuyển thẳng bằng phương pháp xét học bạ của trường ạ. Ngoài ra khi học truyền thông thì cơ hội việc làm như thế nào? Và học phí ra sao ạ?

dieungoan1510@gmail.com

Trả lời

- Tên chuyên ngành là Truyền thông Văn hóa nhé. 

- Chỉ tiêu xét tuyển chuyên ngành Truyền thông Văn hóa: 15

- Hình thức xét tuyển bằng học bạ (xem câu hỏi số 1)

- Học phí nhà trường: 215.000đ/tín chỉ (học phí tín chỉ theo quy định mỗi năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

- Cơ hội việc làm: Cử nhân Truyền thông Văn hóa có thể đảm nhiệm các vị trí sau:

+ Chuyên viên phòng/ban chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp ngành Văn hóa, Thông tin - Truyền thông và các ngành có liên quan.

+ Biên tập viên, phóng viên… các đài phát thanh - truyền hình, cơ quan thông tấn báo chí, công ty truyền thông.

+ Chuyên viên tác nghiệp về truyền thông, tổ chức sự kiện, PR, quảng cáo, marketing,… của các cơ quan, doanh nghiệp.

+ Giảng viên, chuyên viên nghiên cứu ở các cơ sở đào tạo, trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa xã hội.

- Nơi làm việc sau khi ra trường:

+ Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch, thông tin truyền thông.

+ Cơ quan thông tấn, báo chí; đài phát thanh – truyền hình.

+ Các doanh nghiệp truyền thông như: công ty sản xuất chương trình truyền hình, công ty quảng cáo, công ty tổ chức sự kiện…

+ Các cơ sở đào tạo có liên quan đến Truyền thông và Văn hóa.

+ Cơ quan nghiên cứu thuộc lĩnh vực KHXH và Nhân văn và các công ty nghiên cứu thị trường

+ Bộ phận truyền thông; PR và quảng cáo; Marketing của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc mọi ngành nghề,…

 

3. Hỏi: Tháng 5 em nộp trước hồ sơ được không? Nhà trường cho em hỏi thêm xét học bạ đợt 1 trong lúc chưa có kết quả tốt nghiệp THPT thì em có thể nộp bản sao học bạ trước rồi bổ sung sau được không ạ ? 

Trả lờiĐợt 1: từ ngày 02/4/2018 đến ngày 12/8/2018 (các thí sinh tốt nghiệp từ năm 2017 trở về trước nộp hồ sơ xét tuyển từ ngày 01/04/2018, các thí sinh tốt nghiệp năm 2018 nộp hồ sơ xét tuyển từ ngày 01/6/2018).Các bạn theo hướng dẫn này, nếu tốt nghiệp năm 2018 thì sau ngày 01/6 mới nộp hồ sơ và sẽ nộp đầy đủ các giấy tờ yêu cầu vì đã có kết quả rồi nhé, bạn cứ đợi có kết quả mới nộp hồ sơ, miễn trong thời gian của đợt 1 là được.

 

4. Hỏi: Nếu học chuyên ngành này em có thể làm tổ chức sự kiện được không?

Trả lời: Theo chương trình học của chuyên ngành, vị trí việc làm của các bạn sinh viên sau khi ra trường có thể là chuyên viên tác nghiệp về lĩnh vực tổ chức sự kiện.

 

5. Hỏi: Cho em hỏi là em có đăng kí Ngành Văn hóa học (CN Truyền thông Văn hóa) và xét khối C00. Nếu được vào thì em phải thi 1 môn năng khiếu nữa đúng không ạ. Vậy môn năng khiếu thường là về gì ạ?

sumaxngo@gmail.com

Trả lời

- Chuyên ngành Truyền thông Văn hóa không thi năng khiếu bạn nhé. Tổ hợp C00 là 3 môn Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý. Bạn xét điểm 3 môn này, nếu đạt điểm của nhà trường là trúng tuyển.

 

(còn tiếp...)

 

Từ khóa: