SƠ LƯỢC KHOA TRUYỀN THÔNG

bởi quản trị viên | Ngày đăng: 02-04-2018

Khoa Truyền thông - nơi đào tạo chuyên ngành Truyền thông Văn hóa: “Kết nối sáng tạo vì một cộng đồng không biên giới”


Khoa Truyền thông - Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh: Nơi kết nối linh hoạt kiến thức và kỹ năng, hàn lâm và thực tiễn, tài năng và đạo đức, chuẩn mực và cách tân, cá nhân và xã hội; nguồn khai mở năng lực sáng tạo và tư duy phê phán vì một cộng đồng không biên giới.
Khoa Truyền thông được thành lập theo quyết định số 297/QĐ-ĐHVH HCM ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hoá Tp.HCM. Sự ra đời của Khoa là kết quả của dự án “Nghiên cứu đào tạo ngành Truyền thông và Văn hoá tại Trường Đại học Văn hoá Tp.HCM” do Quỹ Ford tài trợ và Trung tâm Nghiên cứu, Hỗ trợ và phát triển Văn hóa (A&C) điều phối. Sản phẩm của dự án là chương trình đào tạo chuyên ngành Truyền thông Văn hóa được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ các cơ sở đào tạo, các đài truyền hình, các công ty truyền thông trong và ngoài nước.
Từ khi thành lập đến nay, Khoa Truyền thông đã đào tạo được 6 khóa sinh viên, trong đó có 2 khóa đã tốt nghiệp ra trường và hiện đang làm ở các cơ quan báo chí, công ty truyền thông, văn hóa trên cả nước.
1. Chức năng

1.1. Tham mưu Hiệu trưởng về xây dựng chiến lược phát triển Bộ môn; xây dựng, phát triển chương trình đào tạo chuyên ngành Truyền thông Văn hoá và các hoạt động khác của Bộ môn;

1.2. Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực Truyền thông Văn hoá và các hoạt động khác của Bộ môn.

2. Nhiệm vụ

2.1.  Đào tạo

- Hoạch định chiến lược đào tạo của chuyên ngành Truyền thông Văn hoá;

- Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo dài hạn, bồi dưỡng ngắn hạn thuộc lĩnh vực Truyền thông văn hóa;

- Lập kế hoạch và điều hành giảng dạy, học tập;

- Tổ chức cho sinh viên thực tập đúng mục tiêu chương trình đào tạo.

2.2. Nghiên cứu khoa học

- Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy học phần;

- Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập;

- Định hướng giảng viên, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học;

- Xây dựng và cập nhật ngân hàng câu hỏi thi kết thúc học phần.

 2.3 Công tác sinh viên

- Giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên;

- Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên;

- Quản lý, đánh giá rèn luyện sinh viên Bộ môn;

- Tư vấn, hỗ trợ về khởi nghiệp và việc làm cho sinh viên; 

- Thống kê, đánh giá việc làm sinh viên sau tốt nghiệp.

2.4. Công tác quản lý cán bộ

- Xây dựng kế hoạch phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên;

- Quản lý, đánh giá giảng viên, chuyên viên Bộ môn;

- Phát triển mối quan hệ với giảng viên thỉnh giảng, nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế;

2.5. Các nhiệm vụ khác

- Thống kê, lưu trữ tài liệu, tư liệu chuyên môn và thực hiện các báo cáo theo yêu cầu;

- Chuẩn hóa cơ sở vật chất theo định hướng của chương trình đào tạo;

- Quản lý và sử dụng tài sản được giao;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công. 

/img_data/files/khoa tt (1).mp4

 

Từ khóa: